Phân biệt cà phê thật cà phê giả

Phân biệt cà phê pha hóa chất và cà phê nguyên chất

Câu chuyện cà phê

Phân biệt cà phê thật cà phê giả

Một bức tranh vui, tưởng như chuyện đùa nhưng lại là chuyện có thật. Một câu chuyện về nạn cà phê giả, cà phê kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường. Câu chuyện về cà phê mà không phải là cà phê. Chuyện người ta uống thứ gọi là cà phê nhưng thực chất không phải là cà phê. Chuyện về những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe nhưng không phải cũng nhận ra điều đó.

Chẳng có nơi nào trên thế giới lại có khái niệm “cà phê bắp”, “cà phê pin” cả.

Bắp là bắp. Mà cà phê là cà phê. Làm gì có chuyện “cà phê bắp”.

“Coffee Bean” là “Coffee Bean”, chứ làm gì có “Cà phê pin”.

Trớ trêu thay, chúng lại đang tồn tại trên thực tế.

Vậy phải làm thế nào?

Chọn cà phê chất lượng

Mình không phải là chuyên gia trong lĩnh vực cà phê. Mình chỉ là người thích cà phê, đam mê trải nghiệm thưởng thức cà phê. Hàng ngày, mình uống cà phê rất nhiều nên mình đặc biệt quan tâm đến chất lượng cà phê. Và đương nhiên là phải bằng mọi cách để không uống nhầm phải cà phê giả, cà phê bẩn.

Với tình hình hiện tại, chỉ có hai cách:

  • Một là, chọn các quán cà phê đảm bảo chất lượng để uống
  • Hai là, tự pha chế và thưởng thức tại nhà

Nếu uống tại nhà, mình mua cà phê còn nguyên hạt ở các cửa hàng uy tín rồi nhờ cửa hàng xay tại chỗ, hoặc mang về nhà tự xay. Xay cà phê tại nhà nó vừa là thú vui, vừa thỏa đam mêm khám phá cà phê và điều dễ nhận thấy là cà phê vừa xay xong sẽ rất thơm, ly cà phê của chúng ta thơm ngon, hấp dẫn hơn hẳn.

Có một điều cần lưu ý là hạt cà phê sau khi rang thì thuờng chỉ để tối đa trong vòng 30 ngày. Sau thời gian này, hạt cà phê sẽ giảm độ thơm ngon đi rất nhiều. Nên mình chỉ mua một lượng vừa đủ dùng trong 1, 2 tuần. Hết thì mua lại cà phê mới.

Trường hợp phải mua cà phê đã được xay sẵn thành bột thì có một mẹo nhỏ để phân biệt cà phê có bị pha tạp hay không, bằng cách nhẹ nhàng cho vài thìa bột cà phê vào ly nước lọc. Nếu bột cà phê chìm nhanh xuống đáy ly và nước nhanh chóng chuyển màu thì chắc chắn cà phê đã bị độn các loại bột khác vào. Vì nếu là cà phê thật, tốc độ chìm xuống rất chậm và hầu như không làm nước đổi màu.

cà phê thật cà phê giả

Nếu uống cà phê ngoài quán, mình thường gọi một ly cà phê phin và quan sát một vài chi tiết sau:

Phân biệt cà phê thật cà phê giả bằng quan sát phin và ly

Cà phê thậtCà phê giả
Quan sát phinCà phê sủi bọt trên bề mặtCà phê KHÔNG sủi bọt trên bề mặt
Quan sát lyLy không bị bám màu cà phêLy bị bám màu cà phê

Phân biệt cà phê thật cà phê giả dựa vào quan sát nước cà phê

Ngoài ra, mình còn dựa vào các tiêu chí này:

Cà phê thậtCà phêgiả
Màu sắcCó màu nâu cánh gián (màu hổ phách)Có màu đen đậm
Độ sánhLấy thìa khuấy nhẹ, thấy cà phê lỏng, không có độ sánh.Nước cà phê sệt
Vị đắngvị đắng thanh và vị không gắtCó vị đắng gắt do nguyên liệu rang cháy, ướp hương liệu hoặc tẩm nhựa cau
Mùi thơmmùi thơm dịu, rất nhẹmùi thơm sực lên mũi vì hóa chất tạo mùi

Kết luận

Giữa muôn trùng cà phê giả, cà phê bẩn như vậy, cách tự bảo vệ mình tốt nhất là tự chọn hạt cà phê, tự xay, tự pha chế và tự thưởng thức ở nhà. Vừa được thưởng thức cà phê nguyên chất, vừa được trải nghiệm nghệ thuật pha chế tại gia.

 

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Kiến thức

9 blog dành cho người yêu cà phê

Nếu bạn là người yêu cà phê, đam mê cà phê, mọt sách cà phê hay chỉ đơn giản là muốn tìm kiếm thêm điều gì đó về cà phê thì đây là một số nguồn tư liệu quý giá mà mình muốn chia sẻ với các bạn.

Xem thêm »
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Scroll to Top